Tiếng Việt

Đào tạo sinh viên thành công dân toàn cầu

Ngày đăng: 14/03/2019 - Lượt xem: 6637
Từ những thử thách cũng như nhu cầu của thị trường lao động, triết lý giáo dục khai phóng với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu sẽ ngày càng quan trọng đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0.

 
Triết lý giáo dục (GD) là những tin tưởng, giá trị và nhận định về GD từ lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế. Nó là nền tảng để đưa ra mục đích, mục tiêu và trọng tâm phát triển của một tổ chức GD. Mỗi triết lý GD đều có ưu - khuyết điểm của nó, vì vậy việc chọn cái nào là tùy thuộc vào tầm nhìn và mục tiêu đào tạo của từng tổ chức GD.
Có thể làm việc bất kỳ nơi nào trên thế giới
Hệ thống GD VN ảnh hưởng bởi triết lý GD chuyên sâu của hệ thống GD Nga lâu nay. Học sinh giỏi có cơ hội được vào trường chuyên từ cấp trung học. Điều này đem lại một số thành tựu như số lượng huy chương đạt được trong các cuộc thi Olympic toán, lý… thường cao hơn các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, liệu rằng triết lý GD chuyên sâu còn phù hợp trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0?
Nhiệm vụ của GD đại học là đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong tương lai chứ không phải hiện tại. Sinh viên nhập học năm nay thì 4 - 5 năm nữa mới bước chân vào thị trường lao động. Để giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn trong việc nên chọn lựa triết lý GD nào cho phù hợp, hãy tìm hiểu những thử thách sinh viên VN sẽ đối diện trong tương lai.
Trong thập niên qua, chúng ta đã nhìn thấy ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong thị trường lao động ở VN. Số lượng người nước ngoài vào VN giữ những chức vụ quản lý doanh nghiệp ngày càng nhiều. Theo đó, thị trường nhân lực cấp cao trong doanh nghiệp ở VN ngày càng bị cạnh tranh khắc nghiệt. Do đó, sinh viên VN không nên giới hạn công việc làm ở trong nước mà cần trở thành công dân toàn cầu bằng cách chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Trong bối cảnh kỷ nguyên của cách mạng 4.0, robot, internet vạn vật, tự động hóa sẽ thay đổi thị trường lao động với tốc độ chưa từng có. Một số công việc có thể sẽ biến mất trong 5 - 10 năm. Điển hình xe tự lái sẽ trở nên thông dụng trong vài năm tới, lúc ấy nghề lái xe taxi và xe tải sẽ biến mất không chỉ ở Mỹ mà nhiều nơi trên thế giới. Một thí dụ khác, nhiều công việc trong kế toán sẽ được tự động hóa, công việc của một kế toán viên sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai. Do đó điều tối quan trọng là trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường công việc và thị trường lao động.
Thay đổi không phải nguy cơ mà là cơ hội
Một trong những kỹ năng cần thiết đó là coi thử thách của sự thay đổi trong cuộc sống không phải là nguy cơ mà là cơ hội để học hỏi - kỹ năng học suốt đời.
Làm thế nào để đào tạo sinh viên có khả năng học hỏi suốt đời? Con người thường càng lớn càng mất đi khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống. Điều này thể hiện rất rõ với những gia đình VN khi di dân ra nước ngoài. Trẻ em dưới 10 tuổi chỉ cần vài tháng là có thể hòa nhập với cuộc sống mới. Còn người lớn thì mất nhiều năm và có người không thể hội nhập được. Vì vậy, cần khuyến khích sinh viên khi còn đi học nên có nhiều trải nghiệm cũng như kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau, không nên chỉ biết học và học một ngành chuyên sâu. Bởi những trải nghiệm đó cũng là học hỏi, thậm chí còn mang lại nhiều bài học giá trị. Ngoài ra, sinh viên cần có kiến thức bao quát ngoài chuyên môn để có khả năng nâng cao kiến thức mới bằng cách tự học do nhu cầu công việc khi cần thiết mà không phải sợ hãi khi phải đối diện với những vấn đề không nằm trong chuyên môn của mình.
Theo một nghiên cứu gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2020 kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp (complex problem solving) cần thiết cho trên 36% của tất cả công việc ở mọi lĩnh vực và nó sẽ là kỹ năng cốt lõi quan trọng hàng đầu cho các nghề có lương cao. Đó là vì robot và tự động hóa với trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn chưa có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp mà giới hạn, điều kiện, hay giải pháp không có định nghĩa rõ ràng. Các bài toán phức tạp này thường đòi hỏi khả năng hiểu biết vấn đề đa ngành, đa chiều và có khi đa văn hóa hoặc có tính vùng miền.
Theo thanhnien.vn
Các tin tức khác:
 🕊TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH 🌟 ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023 - 2028 ( 652 lượt xem ) Lan tỏa tình yêu biển đảo tổ quốc  ( 868 lượt xem ) Tự hào Hành trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” năm 2023 ( 884 lượt xem ) ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Ngoại thương vô địch Bóng rổ 3x3 giải VUG9 ( 357 lượt xem ) CHUNG KẾT VUG BÓNG RỔ 3X3 KHU VỰC 2 NỘI DUNG CỦA NỮ - ÍT ĐIỂM NHƯNG CHẤT LƯỢNG ( 355 lượt xem ) CHUNG KẾT VUG BÓNG RỔ 3X3 NỘI DUNG NAM KV2 - TDTT TP.HCM ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG THỂ NGĂN CẢN ( 294 lượt xem ) 7.500 CĐV cuồng nhiệt cổ vũ trận chung kết trong mơ ĐH Thủy lợi - ĐH Huế ( 314 lượt xem ) CHUNG KẾT VUG BÓNG RỔ 3X3 NỘI DUNG NỮ - CƠN MƯA 3 ĐIỂM VÀ "NỮ VƯƠNG" GỌI TÊN ĐH CÔNG ĐOÀN ( 312 lượt xem ) Bán kết nữ VUG Bóng rổ 3x3 khu vực 1 - ĐH Công Đoàn đại chiến ĐH SPTDTT Hà Nội ( 173 lượt xem ) Lộ diện 4 đội bóng nữ có mặt tại Chung kết khu vực 1 - VUG Bóng rổ 3x3 ( 160 lượt xem )
TRUNG ƯƠNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ðiện thoại: 04.62631849; Fax : 04.38263874
Email: vanphonghsvvn@gmail.com